Bạn có mục tiêu đạt band 4.5 IELTS nhưng không biết bạn cần phải đáp ứng được những yêu cầu gì từ giám khảo. Bạn không biết liệu có thể tự học để đạt band điểm này không và nếu có thì cần một khoảng thời gian là bao lâu. Nếu bạn đang băn khoăn những câu hỏi như vậy thì bài chia sẻ này của Etrain sẽ thực sự rất có ích cho bạn đấy.
CỤ THỂ:
Trong bài chia sẻ này, Etrain sẽ đưa ra những yêu cầu bạn cần đáp ứng để đạt band 4.5, trả lời câu hỏi tự học để đạt band 4.5 khó hay dễ, và quá trình học IELTS. Hãy bắt đầu ngay thôi!
Những yêu cầu bạn cần có để đạt bằng IELTS 4.5
Để đạt band điểm 4.5 IELTS, giám khảo đưa ra một số yêu cầu nhất định cho từng kĩ năng, vì vậy chúng ta cần đi vào phân tích cả 4 kĩ năng. Cụ thể với từng kĩ năng như sau:
Band 4.5 kĩ năng Listening yêu cầu điều gì?

Thang điểm bài thi IELTS Listening cho cả dạng Academic và General Training
Nhìn vào bảng trên, bạn có thết thấy số câu đúng bạn cần đạt để được band 4.5 là 13 – 15/ 40 câu. Với số câu từ 13 – 15, bạn cần nhìn vào điểm mạnh và điểm yếu của mình trong mỗi Section của bài thi nghe để đề ra mục tiêu số câu cần đúng cho cả 4 Sections.
Ví dụ: Bạn mạnh ở những dạng bài nghe trong Section 1 và Section 2, còn Section 3 và Section 4 bạn thấy rất khó để bắt được câu trả lời nên bạn có thể đặt mục tiêu cao hơn cho section 1 2 và thấp hơn cho section 3 4 là thích hợp.
Band 4.5 kĩ năng Reading yêu cầu điều gì?
Đối với kĩ năng Reading, số câu đúng cần đạt được để được 4.5 là khác nhau giữa bài thi IELTS Academic và IELTS General Training. Để đạt được 4.5 trong bài thi IELTS học thuật bạn cần 13 – 14 câu đúng trên tổng số 40 câu hỏi. Còn đối với bài thi IELTS tổng quát, số câu đúng giám khảo yêu cầu cao hơn 19 – 22 trên tổng số 40 câu. Vậy tại sao lại có một sự chênh lệch lớn đến như vậy? Nếu các bạn đã tìm hiểu qua các thông tin về hai bài thi này, các bạn sẽ biết được:
- Đoạn văn trong đề thi tổng quát ngắn hơn só với đề thi tổng quát
- Nội dung của đề thi tổng quát chủ yếu liên quan đến cuộc sống hàng ngày, còn đề thi Academic là những chủ đề học thuật
- Bài đọc của đề tổng quát có ít từ vựng khó hơn
Vì 3 lý do đó nên cùng một band điểm là 4.5, nhưng số câu đúng mà bài thi tổng quát yêu cầu cao hơn đến 8 câu so với đề học thuật.
Band 4.5 kĩ năng Speaking yêu cầu điều gì?
Để đánh giá một bài thi nói, giám khảo dựa vào 4 tiêu chí:
- Fluency and Coherence: Độ trôi chảy và tính mạch lạc
- Lexical Resource: Từ vựng
- Lexical Resource: Ngữ pháp
- Pronunciation: Phát âm
Với mỗi tiêu chí này, giám khảo lại đưa ra những yêu cầu nhất định mà bạn cần lưu ý.

Thang điểm bài thi IELTS Speaking
Bảng trên không đưa ra những yêu cầu trong 4 tiêu chí cho band 4.5, nhưng bạn có thể nhìn vào khung giữa 4.0 và 5.0 để phân tích:
Độ trôi chảy và tính mạch lạc:
- Độ trôi chảy được yêu cầu nhưng có thể ngắc ngứ, lặp từ và tự sửa lỗi.
- Biết sử dụng các từ nỗi đơn giản để tạo tính liên kết giữa các câu văn, đôi khi có thể lạm dụng sử dụng từ nối quá nhiều.
Từ vựng:
- Từ vựng đủ để diễn đạt các chủ đề quen thuộc, đối với những chủ đề không quen thuộc đôi khi có thể sử dụng sai từ vựng.
- Chỉ có thể “paraphrase” một vài cụm từ đơn giản.
Ví dụ: Trong câu hỏi của giám khảo có từ “like”, biết cách sử dụng từ vựng khác như “enjoy, prefer”.
Ngữ pháp:
- Chủ yếu sử dụng những câu đơn trong bài nói.
- Đôi khi sử dụng một vài câu phức nhưng còn sai và gây hiểu nhầm về nghĩa.
Phát âm:
- Phát âm các từ có trọng âm, ngữ điệu nhưng có thể không nhiều.
- Đôi khi phát âm sai một vài từ,khiến người nghe thấy khó hiểu.
Band 4.5 kĩ năng Writing yêu cầu điều gì?
Đối với Writing task 1
Có 4 tiêu chí chấm điểm một bài Writing Task 1, lần lượt là:
- Task Achievement: trả lời đúng và đủ yêu cầu
- Coherence and Cohesion: tính mạch lạc và sự liên kết
- Lexical Resource: từ vựng
- Grammatical Range and Accuracy: ngữ pháp đa dạng và độ chính xác

Thang điểm bài thi IELTS Writing Task 1
Mỗi tiêu chí có những yêu cầu sau:
Trả lời đúng và đủ yêu cầu:
- Trả lời hết các yêu cầu của đề bài, nhưng cấu trúc bài viết có thể còn chưa hợp lý.
- Đối với bài thi tổng quát: đưa ra mục đích của lá thư nhưng đôi chỗ còn chưa rõ ràng.
- Đối với bài thi học thuật: tường thuật các chi tiết một cách máy móc, và còn chưa có đoạn “overview” rõ ràng. Không có dữ liệu để bổ trợ cho ý được đưa ra.
Tính mạch lạc và sự liên kết:
- Biết cách đưa ra thông tin và ý tưởng tuy nhiên các thông tin được sắp xếp còn chưa mạch lạc.
- Đôi khi các từ nối được sử dụng còn chưa chính xác.
Từ vựng:
- Từ vựng còn hạn chế nhưng tối thiểu đủ cho yêu cầu.
- Còn một vài lỗi về cách viết từ, hay dạng từ sử dụng sai nhưng không gây khó khăn cho người đọc.
Ngữ pháp đa dạng và độ chính xác:
- Sử dụng ít các dạng cấu trúc ngữ pháp khác nhau: chủ yếu là sử dụng loại câu đơn, có cố gắng sử dụng dạng câu phức nhưng còn sai.
- Vẫn có lỗi về dấu câu và gây khó hiểu cho người đọc.
Đối với Writing task 2
Tương tự với Writing Task 1, một bài viết Writing Task 2 cũng được đánh giá trên 4 tiêu chí:
- Task response: Trả lời đúng và đủ ý
- Coherence and Cohesion: Tính mạch lạc và liên kết
- Lexical Resource: Từ vựng
- Grammatical Range and Accuracy: Ngữ pháp
Với mỗi tiêu chí, giám khảo đưa ra những yêu cầu nhất định như sau đối với một bài viết band 4.5:
Trả lời đúng và đủ ý:
- Chỉ trả lời được một vài ý của đề bài và cấu trúc bài viết không đúng
- Mở bài đưa ra một quan điểm nhưng không có kết luận cho quan điểm đó một cách rõ ràng hay thậm chí còn sang một quan điểm khác
- Các ý tưởng lớn không được phát triển đầy đủ và một vài chi tiết không liên quan
Tính mạch lạc và sự liên kết:
- Biết cách đưa ra thông tin và ý tưởng tuy nhiên các thông tin được sắp xếp còn chưa mạch lạc
- Đôi khi các từ nối được sử dụng còn chưa chính xác
Từ vựng:
- Từ vựng còn hạn chế nhưng tối thiểu đủ cho yêu cầu
- Còn một vài lỗi về cách viết từ, hay dạng từ sử dụng sai nhưng không gây khó khăn cho người đọc
Ngữ pháp đa dạng và độ chính xác:
- Sử dụng ít các dạng cấu trúc ngữ pháp khác nhau: chủ yếu là sử dụng loại câu đơn, có cố gắng sử dụng dạng câu phức nhưng còn sai
- Vẫn có lỗi về dấu câu và gây khó hiểu cho người đọc
Đó là những tiêu chí và yêu cầu cần để bạn có thể đạt band điểm 4.5 trong bài thi IELTS của mình. Với những yêu cầu như vậy, liệu việc tự học và thi để đạt band điểm này có khó khăn không, vậy thì chúng ta cùng đến với phần hai để có câu trả lời nhé!
Tự học và thi IELTS band 4.5 dễ hay khó?
Bạn có thể tự học IELTS band 4.5 hay không và bạn yêu cầu những điều gì để tự học. Mình sẽ chi tiết hoá câu trả lời bên dưới đây.
Ai có thể tự học IELTS band 4.5 ở nhà?
Nếu bạn có nền tảng tiếng Anh tương đối khá, bao gồm cả từ vựng, ngữ pháp và phát âm ổn, bạn hoàn toàn có thể tự học để đạt band 4.5. Sau khi tìm hiểu về các tiêu chí để đạt band điểm 4.5, bạn thấy những yêu cầu này bạn hoàn toàn có thể tự làm được bằng chính khả năng của mình mà không cần đến học tại các lớp vì bạn đã có kiến thức tiếng Anh rất chắc trước đó. Về phát âm, nghe, ngữ pháp và vốn từ vựng của bạn đều khá chắc và bạn có thể tự cải thiện thêm để đạt mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, nếu bạn đang ở con số 0 về tiếng Anh, không từ vựng, không ngữ pháp và không cả phát âm, bạn gần như không thể tự học đâu nhé. Hãy ngay lập tức tham gia các khoá học IELTS để đảm bảo lộ trình của mình và đạt band điểm IELTS 4.5 nhanh nhất nào!
Tiếp theo là phần quan trọng: “Tự học IELTS đạt 4.5 dễ hay khó?” Etrain xin đưa ra một vài yếu tố quyết định việc tự học là khó hay dễ.
Các yếu tố quyết định việc tự học để đạt band 4.5 là dễ hay khó
Mục tiêu và động lực học (so sánh nhóm người có động lực và mục tiêu học rõ ràng với nhóm người không có động lực và mục tiêu)
Yếu tố đầu tiên quyết định đến mức độ khó dễ của việc tự học IELTS đó là mục tiêu và động lực học.
Với những người có một mục tiêu và động lực học rõ ràng: những người luôn biết mình phải làm gì để đạt được mục tiêu đã đề ra, những người khi cảm thấy chán nản sẽ có nguồn an ủi để cố gắng tiếp tục phấn đấu. Họ sẽ không ngừng cố gắng hàng ngày để mục tiêu cuối cùng sẽ không quá xa tầm tay với.
NGƯỢC LẠI!
Với những người không có mục tiêu và động lực rõ ràng cho mình: không biết mình đang cố gắng để đạt được cái gì, hay rất dễ chán nản khi gặp khó khăn. Những người như vậy thực sự sẽ rất khó để đạt kết quả như mong muốn, nghĩa là mục tiêu 4.5 IELTS sẽ luôn luôn chỉ nằm trong giấc mơ mà thôi.
Từ đó, ta sẽ kết luận được với những người có mục tiêu và động lực rõ ràng thì việc tự học IELTS để đạt band 4.5 sẽ là rất dễ nhưng đối với nhóm người còn lại thì điều này thực sự là rất khó.
Khả năng tiếng Anh (so sánh giữa nhóm người đã có kiến thức nền về tiếng Anh và nhóm người mới bắt đầu)
Yếu tố tiếp theo được nhắc đến là trình độ tiếng Anh của các bạn đang ở mức nào, đây được coi là yếu tố then chốt trong 4 yếu tố.
Với những người đã có một kiến thức tiếng Anh vững chắc (có thể đang ở mức 3.0 – 4.0 IELTS): Khi đã có kiến thức tiếng Anh, đã có một khả năng nghe nói tiếng Anh nhất định và một vốn từ vựng cũng như ngữ pháp cơ bản, sẽ không khó cho họ để có thể nâng cao level của mình lên band 4.5.
CÒN,
Với những người bắt đầu từ con số 0: Những người chưa biết gì về tiếng Anh hay thậm trí không biết nên bắt đầu học từ đâu. Học ngữ pháp thì phải học từ đâu, mà học từ vựng thì phải học những từ vựng nào, hay là không thể nói một câu tiếng Anh đơn giản. Với những người đang ở trong level này thì chắc hẳn việc tự mình học để lên 4.5 IELTS sẽ là khá khó nếu không cố gắng.
Kết luận thứ hai: Tự học để đạt 4.5 IELTS sẽ dễ với những bạn đã có một kiến thức tiếng Anh vững chắc, nhưng sẽ khó với những bạn còn đang chập chững không biết bắt đầu học từ đâu.
Lộ trình học cá nhân (so sánh nhóm người có lộ trình học rõ ràng và nhóm người không có)
Yếu tố quyết định thứ ba đó là lộ trình học cá nhân của mỗi người. Tương tự như cách phân tích tình huống của hai yếu tố trên:
Với những người có khả năng xây dựng cho bản thân một lộ trình học tiếng Anh khoa học và hiệu quả: những người biết nên bắt đầu từ những kiến thức gì và kết thúc như thế nào để có thể đạt được kết quả như mong muốn. Hay biết cách phân chia lộ trình học thành những giai đoạn nhỏ khác nhau để việc học đạt hiệu quả nhất và không bị nhàm chán.
ĐƯỢC SO SÁNH:
Với những người không thể xây dựng một lộ trình học cho bản thân: không biết phân chia nhỏ thành các giai đoạn học nhất định, không biết giai đoạn một cần làm gì và giai đoạn hai cần bắt đầu như thế nào. Như vậy, nhóm người này chắc hẳn sẽ cảm thấy việc tự học IELTS để lên được band 4.5 là rất khó.
Kết luận được rút ra: sẽ dễ để đạt 4.5 IELTS cho những người có một lộ trình học hiệu quả hơn những người không có được lộ trình hiệu quả như vậy.
Phương pháp học (so sánh nhóm người có phương pháp học và nhóm người không có)
Cuối cùng, một yếu tố cũng khá quan trọng đó là phương pháp học của mỗi bạn làm sao để học vừa tốn ít thời gian và công sức mà vẫn hiệu quả. Cùng xét xem:
Với yếu tố này Etrain sẽ lấy ví dụ cụ thể để các bạn thấy dễ hiểu hơn:
Trong kĩ năng Reading có một phương pháp gọi là “Keywords technique”. Khi so sánh những bạn biết phương pháp này để áp dụng vào mỗi bài đọc với những bạn không có phương pháp gì và chỉ đọc theo khả năng tự nhiên thôi, Etrain có thể khẳng định được hai điều sau:
- Những bạn không có phương pháp này đọc sẽ mất nhiều thời gian hơn so với những bạn biết áp dụng phương pháp vào bài đọc.
- Những bạn không có phương pháp sẽ đạt được ít số câu đúng hơn những bạn có phương pháp.
Như vậy, nếu bạn có phương pháp học tập thông minh, việc đạt được 4.5 IELTS sẽ rất dễ để đạt được. Một ưu điểm nữa của việc có phương pháp học đó là tiết kiệm thời gian và công sức của các bạn.
Kết luận chung lại có 4 yếu tố quyết định tự học IELTS để đạt 4.5 khó hay dễ. Hay nói cách khác đó là việc xác định đạt 4.5 IELTS dễ hay khó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau – khả năng thiết lập mục tiêu, lộ trình, và phương pháp học như thế nào.
Học IELTS band 4.5 mất bao lâu?
Nếu chăm chỉ học đều đặn mỗi ngày ít nhất khoảng 2h/ ngày, thì đối với band điểm 4.5, nếu các bạn đã có nền tiếng Anh ở mức B1 thì các bạn hoàn toàn có thể đạt được trong khoảng thời gian là 2 tháng, nhưng đối với những bạn mới bắt đầu học tiếng Anh từ con số 0 thì bạn cần đến 6-8 tháng cố gắng.
Các bạn cần lưu ý, nếu các bạn thuộc nhóm đối tượng 1: đã có một nền kiến thức vững chắc về tiếng Anh thì các bạn chỉ cần đi thẳng luôn vào giai đoạn tìm hiểu về kiến thức IELTS và luyện đề. Ngược lại, nếu các bạn thuộc nhóm đối tượng đã có nền kiến thức tiếng Anh ở mức con số 0 thì cần phải lần lượt đi từ giai đoạn xây dựng nền kiến thức từ vựng – ngữ pháp – phát âm và sau đó nghe nói cơ bản trước khi đi đến giai đoạn học và luyện thi IELTS.
Như vậy là Etrain đã vừa giúp các bạn trả lời được hai câu hỏi quan trọng là: “Tự học thi IELTS đạt 4.5 có khó không? Và “mất khoảng thời gian bao lâu?” Hy vọng qua bài chia sẻ này, các bạn sẽ có một cái nhìn cụ thể hơn về band điểm 4.5 và áp dụng thành công những gợi ý từ Etrain.
Trong trường hợp các bạn còn có câu hỏi hay thắc mắc gì liên quan đến nội dung bài chia sẻ này, hãy để Etrain giúp bạn giải đáp bằng cách bạn chỉ cần để lại comment câu hỏi của mình bên dưới.
Chúc các bạn ôn thi thành công!